• Trang chủ
  • Blog
  • Hướng dẫn xử lý & Tái chế kính áp tròng đúng cách

Hướng dẫn xử lý & Tái chế kính áp tròng đúng cách

  Wednesday February 1, 2023

Tái chế kính áp tròng

Hiện nay, bảo vệ môi trường đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn đang sử dụng kính áp tròng. Vì nhu cầu sử dụng của loại kính đa dụng này ngày càng cao nên dẫn đến tình trạng “thải” ra môi trường số lượng lớn lens.

Điều này vô hình chung đã trở thành áp lực của ngành công nghệ sản xuất kính áp tròng nói chung và người sử dụng nói riêng. Bài viết hôm nay CARAS.E sẽ hướng dẫn bạn cách tái chế kính áp tròng đúng cách để bảo vệ môi trường nhé!

1. Kính áp tròng có thể tái chế không?

Để hiểu thêm về việc có thể tái chế kính áp tròng hay không, đầu tiên chúng ta cần biết cấu tạo của một bộ contact lens.

Kính áp tròng có thể tái chế theo từng dụng cụ đi kèm
Kính áp tròng có thể tái chế theo từng dụng cụ đi kèm

Nếu như mỗi lần bạn thay một bộ kính mới, đồng nghĩa với việc bạn sẽ xả ra môi trường một lượng rác thải nhựa. Do đó, việc tái chế kính áp tròng là điều vô cùng cần thiết. Bạn cần hiểu rằng, việc tái chế không chỉ đơn thuần là tái chế phần lens mà còn là các dụng cụ đi kèm. 

2. Vật dụng nào của kính áp tròng có thể tái chế?

Như CARAS.E đã đề cập bên trên, một bộ kính áp tròng sẽ bao gồm nhiều phần khác nhau. Trong đó, sẽ có một vài vật dụng có thể tái chế được và một vài vật dụng sẽ không thể tái chế.

Một vài vật dụng có thể tái chế khi dùng contact lens:

  • Bao bì bằng bìa cứng: Loại bao bì này thường được làm từ giấy 100%, do đó bạn có thể mang chúng đến các khu vực tái chế ở địa phương.
  • Vỉ nhựa: Vỉ thường được làm từ nhựa PP và hoàn toàn có thể tái chế.  
  • Chai dung dịch: Chai nhựa thường được làm từ HDPE. Đây là loại vật liệu thường được dùng để sản xuất các chai nhựa trong gia đình nên hoàn toàn có thể tái chế sử dụng.

3. Những vật dụng không nên tái chế

Bên cạnh những vật dụng trên, một bộ lens còn có những vật dụng không thể tái chế. Do đó, bạn cần phải phân biệt giữa vật dụng có thể tái chế và không nên tái chế để có cách xử lý đúng sau khi đã sử dụng.

  • Kính áp tròng: Được làm từ hydrogel và các thành phần silicone-hydrogel nên chúng sẽ không thể phân hủy sinh học. 
  • Nắp giấy bạc trên vỉ: Được làm từ nhôm, không thể phân hủy sinh học. Vì vậy, bạn cần phân loại rác trước khi vứt chúng. 

4. Hướng dẫn xử lý kính áp tròng đúng cách

Bạn cần phân loại vật dụng trước khi xử lý
Bạn cần phân loại vật dụng trước khi xử lý

Theo thống kê, có khoảng 45 triệu người Mỹ hiện đang dùng kính áp tròng. Nếu như bạn vứt kính áp tròng một cách vô tội vạ thì tỷ lệ chúng rơi vào hệ thống lọc nước và gây tắc nghẽn rất cao.

Đứng trước con số khổng lồ này, người tiêu dùng cần phải có các phương hướng thích hợp để xử lý kính áp tròng sau khi sử dụng.

4.1. Không bỏ xuống cống rãnh

Dựa theo các báo cáo, có khoảng 1,8 tỷ cho đến 3,36 tỷ kính áp tròng xả ra mỗi năm. Lượng rác thải này sẽ chuyển thành 20 đến 23 tấn rác nhựa cuộn vào nước thải.

Bên cạnh đó, dựa theo nghiên cứu của Đại học Bang Arizona về những người đeo kính áp tròng thì nhận được 15-20% số người sử dụng kính sẽ vứt xuống cống thoát nước. Việc xả kính áp tròng xuống có khả năng làm cho chúng lọt qua bộ lọc, rơi vào khu vực chứa nước sinh hoạt chung của người dân.

Do đó, bạn không được vứt kính áp tròng xuống cống rãnh bừa bãi vì khi chúng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc lọc nước sử dụng của người dân.

4.2. Không bỏ chung với rác sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt hàng ngày thường thấy như hũ sữa chua, bao đựng thực phẩm, chai, lon, thức ăn thừa,… Kính áp tròng đã qua sử dụng sẽ không cùng loại với rác thải sinh hoạt hàng ngày nên bạn không được bỏ chung với nhau.

Do đó, nếu như bạn không sử dụng kính áp tròng nữa thì bạn có thể đặt riêng vào trong một hộp cho đến khi tìm được phương pháp, không nên vứt lung tung.

4.3. Không bỏ vào thùng tái chế 

Không nên vứt kính vào thùng rác tái chế
Không nên vứt kính vào thùng rác tái chế

Một điều tiếp theo mà bạn cần lưu ý, chính là không đặt kính áp tròng đã qua sử dụng vào thùng tái chế. Rác tái chế thông thường sẽ làm vỏ chai nhựa, lon nước ngọt,… Chúng có cấu tạo khác với cấu tạo của lens nên bạn không được phép đặt chung với nhau.

5. Mẹo sử dụng kính áp tròng thân thiện với môi trường

Cho đến thời điểm hiện tại, việc tái chế kính áp tròng đã qua sử dụng vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng contact lens một cách thông minh. Cụ thể như:

  • Thu gom kính áp tròng đã qua sử dụng, lưu trữ lại và gửi đến những tổ chức đang có chương trình thu gom và xử lý.
  • Chuyển từ việc sử dụng kính áp tròng 1 ngày sang tối thiểu 3 tháng hoặc 6 tháng để giảm số lượng contact lens thải ra môi trường.
  • Đối với những vật dụng trong bộ kính áp tròng có thể tái chế thì nên phân loại và có phương pháp xử lý phù hợp.

6. Tái sử dụng kính áp tròng gây nguy hiểm cho mắt 

Việc tái sử dụng kính áp tròng đã hết thời gian sử dụng hoặc các vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến tầm nhìn như rách, có vết xước,… sẽ gây hại cho mắt. Theo một nghiên cứu từ Bệnh viện mắt Moorfields khảo sát hơn 200 bệnh nhân, có hơn 83 người bị viêm giác mạc.

Bên cạnh đó, việc quá lạm dụng kính áp tròng cũng có thể gây các bệnh về mắt. Để tìm hiểu kỹ hơn thì bạn có thể ghé CARAS.E lens để tìm đọc. Tất cả những bài viết ở đây đều được các chuyên gia làm trong nhãn khoa xác minh độ chính xác nên bạn có thể an tâm.

7. CARAS.E – Thương hiệu kính áp tròng uy tín hàng đầu

CARAS.E là đơn vị nhập khẩu kính áp tròng độc quyền từ Mỹ. Tất cả những loại kính ở đây đều đảm bảo về mặt an toàn, thoải mái, thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, contact lens tại đây còn chinh phục được khách hàng bởi các ưu điểm sau:

Lens tại CARAS.E có độ ẩm cao
Lens tại CARAS.E có độ ẩm cao
  • Sử dụng công nghệ Anti UV (chống tia UVA/UVB) và ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử, bảo vệ mắt tối ưu trước tác nhân lão hóa từ môi trường.
  • Dùng Silicone Hydrogel tăng cường độ ẩm thấu khí, tăng cường sự trao đổi oxy giữa mắt và môi trường, tạo sự thoải mái khi dùng.
  • Có chứa các phân tử Nano AntiX, kháng khuẩn tối đa, bảo vệ đôi mắt bất kể trong môi trường nào.

Do sở hữu những ưu điểm trên nên CARAS.E đã nhanh chóng phủ sóng được thị trường, trở thành thương hiệu được nhiều người tin tưởng. Nhằm tri ân hơn 5 năm hoạt động, khi đến mua lens tại đây, bạn sẽ được:

  • Hỗ trợ khám sức khỏe mắt hoàn toàn miễn phí.
  • Cam kết bảo hành đổi trả 2 chiều miễn phí nếu vấn đề xuất phát từ CARAS.E.
  • Đơn hàng có giá trị từ 250.000 VNĐ trở lên sẽ được miễn phí ship và giao siêu tốc trong 2 đến 4 giờ.
  • Hỗ trợ thanh toán bằng thẻ tận nơi.

Nếu như bạn muốn đến cửa hàng để thăm khám và chọn cho mình một dòng kính áp tròng phù hợp, bạn có thể ghé qua địa chỉ sau:

  • Showroom 1: 619 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Quận 3, TP. HCM
  • Showroom 2: 350C Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM (1:30 pm – 9:00 pm)
  • Showroom 3: 02 Phố Huế, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bài viết trên đã giúp cho bạn biết thêm những cách để tái chế kính áp tròng sau khi sử dụng. Việc thay đổi thói quen hàng ngày dù là thói quen nhỏ cũng sẽ góp phần bảo vệ môi trường sống trong tương lai. 

Nếu như bạn cần tư vấn thêm về các loại contact lens thì có thể ghé ngay CARAS.E để được tư vấn nhé! Tại CARAS.E có các chuyên viên giàu kinh nghiệm, các bác sĩ chuyên về nhãn khoa luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

0 COMMENTS

100

100

SHARE:

Đoàn Hồng Dung

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành khám chữa bệnh về mắt, tôi tự tin khi nhận nhiệm vụ đảm bảo và kiểm tra trực tiếp quy trình sản xuất kính áp tròng của CARAS LENS nhằm đưa đến khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất theo đúng tiêu chuẩn USA. Các bài blog tôi chia sẻ ở website này nhằm phục vụ đến quý độc giả các thông tin kiến thức liên quan đến chăm sóc mắt, kính áp tròng, bệnh lý. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi....!!!

TIN TỨC