• Trang chủ
  • Blog
  • Quá trình hình thành và phát triển của kính áp tròng

Quá trình hình thành và phát triển của kính áp tròng

  Tuesday November 8, 2022

lịch sử phát triển kính áp tròng

Chắc hẳn bạn đã không còn quá xa lạ với kính áp tròng – một trong các item thịnh hành giúp bạn cải thiện tầm nhìn và thay đổi diện mạo cho đôi mắt thêm phần long lanh, màu sắc.

Ngày nay, kính áp tròng sở hữu các công nghệ sản xuất tiên tiến giúp mắt của bạn hạn chế các tình trạng khô cộm, đỏ mắt, … bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, tránh ảnh hưởng của tia UV, ánh sáng xanh, …

Thế nhưng, ít ai biết được nó đã trải qua quá trình hình thành, cải tiến như thế nào để có được dòng lens ưu việt như ngày nay? Cùng CARAS.E khám phá qua bài viết hôm nay nhé!

1. Quá trình hình thành kính áp tròng

1.1. Năm 1508 – Phác thảo đầu tiên “Codex of the eye”

Khởi đầu cho sự ra đời của kính áp tròng phải nhắc đến ý tưởng vĩ đại của Leonardo da Vinci,  thể hiện trong bản thảo “Codex of the eye”. 

Ông khẳng định “Khi nhúng đầu vào một bát nước thuỷ tinh, bạn có thể thay đổi tầm nhìn”, hay nói cách khác, thị lực của mắt có thể thay đổi khi giác mạc tiếp xúc trực tiếp với nước.

Leonardo đã tự tạo ra thấu kính thủy tinh trông như cái phễu lớn, bên còn lại dùng để đổ nước vào, phần thấu kính đặt ở cuối. Thế nhưng ở những năm 1580, mọi người vẫn thấy ý tưởng này “lố bịch” và không công nhận nó vì khái niệm của ông đã vượt xa thời đại lúc bấy giờ.

phác thảo codex of the eye
Bảng phác thảo “Codex of the eye” của Leonardo da Vinci

1.2. Năm 1633 – Ý tưởng thiết kế kính áp tròng của Descartes

Mãi cho đến 150 năm sau, một nhà khoa học người Pháp – René Descartes đã tham khảo bản thảo của Leonardo và thấy được tiềm năng của ý tưởng này, ông đã đề xuất một ý tưởng mới hơn. 

Ông đã thay thế bằng cách đặt một ống thuỷ tinh chứa đầy nước và tiếp xúc trực tiếp với giác mạc. Tuy phần nào giúp cải thiện được tầm nhìn, thế nhưng người đeo lại không thể chớp mắt và luôn cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài và khá bất tiện. 

Vì vậy, điểm hạn chế này đã khiến cho phát minh của ông  chưa mang tính khả thi. Về sau, phát minh của ông  đã được đánh giá là gần giống như sản phẩm kính áp tròng ngày nay.

phác minh rene descartes
Phát minh của nhà khoa học René Descartes

1.3. Năm 1801 – Phiên bản kính áp tròng cơ bản đầu tiên xuất hiện

Nhà khoa học người Anh Thomas Young đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu về cơ chế hoạt động của mắt. 

Dựa vào thiết kế của Descartes trước đó ông đã giảm kích thước của ống kính thuỷ tinh xuống còn ¼ inch, dùng sáp để dính các thấu kính chứa đầy nước vào nhãn cầu của mình.

Trên thực tế thì phát minh này vẫn chưa khả thi. Mặc dù thất bại nhưng phát minh của ông cũng được xem là bước đệm trong ngành sản xuất kính áp tròng, và mang ý nghĩa rất lớn trong ngành nhãn khoa. Bởi vì đã mô tả chính xác tật loạn thị lúc bấy giờ.

1.4. Năm 1823 – Giả thuyết mới “Kính áp tròng điều chỉnh được thị lực”

Đây là giả thuyết của nhà vật lý Sir John Herschel, ông cho rằng khi tạo ra tròng kính có khuôn hình cầu như giác mạc, kính này có thể điều chỉnh được thị lực. Tại thời điểm đó, với sự hạn chế của công nghệ nên ý tưởng mà ông đưa ra vẫn chưa thể làm được.

Tuy nhiên, phải mất gần 100 năm sau dựa vào lý thuyết của ông, các nhà khoa học đã lấy cơ sở để nghiên cứu và thực hiện sản xuất kính áp tròng cho đến ngày nay. 

1.5. Năm 1887 – Kính áp tròng đầu tiên được công nhận

Trải qua nhiều phát minh và lý thuyết cuối cùng thì những chiếc kính áp tròng đầu tiên đã được làm ra. Mẫu đầu tiên vào năm 1887 là của nhà chế tạo mắt kính nhân tạo người Đức F. A. Muller, ông đã đã tạo ra một loại kính áp tròng trong suốt nhưng chưa có khả năng điều chỉnh thị lực.

Đến khoảng thế kỷ 20, mặc dù chưa được đưa vào sử dụng rộng rãi thế nhưng kính áp tròng lúc này đã có thể điều chỉnh được thị lực. Vì đa số thấu kính vẫn còn nặng nề, không có khả năng thẩm thấu oxy khiến mắt dễ bị tổn thương.

kính áp tròng ra đời
Kính áp tròng bằng thuỷ tinh đầu tiên được phát minh bởi Muller

1.6. Năm 1936 – Kính áp tròng nhựa (plastic vision)

Sử dụng nhựa để làm nên kính áp tròng thay thế cho loại thuỷ tinh là một cuộc cách mạng hóa của ngành sản xuất. William Feinbloom là người tiên phong sử dụng nhựa trong việc sản xuất kính áp tròng. 

Với ưu điểm được làm bằng nhựa nên kính áp tròng có trọng lượng nhẹ và trong suốt. Đặc biệt không bị vỡ, chống trầy, dễ uốn nắn và cực kỳ dễ sản xuất. Điều này, đã khiến cho kính thuỷ tinh trước đây trở nên lỗi thời.

kính áp tròng nhựa
Cải tiến mới – kính áp tròng thủy tinh thành áp tròng nhựa

1.7. Năm 1948 và 1950 – Kính áp tròng cận giác mạc

Trong một lần làm việc, kỹ thuật viên quang học người Anh Kevin Touhy đang chàm nhám chiếc kính áp tròng. Ông đã vô tình làm mòn các cạnh để tạo nên một chiếc kính nhỏ hơn so với phiên bản đang có.

Sau khi thử đặt vào mắt và nhận ra mắt vẫn được giữ cố định trên mắt và không gây cảm giác khó chịu. Nhờ vào cách làm này mà sau này các hãng làm kính khác cũng đã nâng cấp và cải tiến kính áp tròng của mình.

Đến năm 1950, George Butterfield là một bác sĩ nhãn khoa đã đưa ra ý tưởng thiết kế tròng kính cong thay vì kính phẳng như lúc bấy giờ.

1.8. Năm 1960 – Phát triển và cải tiến quan trọng của kính áp tròng

Cuối những năm 1958, nhận ra được hạn chế của kính áp tròng hiện tại, nhà hóa học người Czech là Otto Wichterle đã cải tiến và phát triển nên một loại nhựa mới mềm và dẻo.

Chất có tên gọi là hydrogel, loại chất liệu này vẫn giữ được độ mềm dẻo ngay cả khi gặp nước và giữ được trong mắt.

Hydrogel trở thành chất liệu quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất kính áp tròng cho đến ngày nay.

Đến cuối năm 1960, kính áp tròng mỏng hơn 0,1mm được ra mắt. Dù đã phát triển hơn nhiều so với những thời kỳ trước nhưng kính áp tròng này vẫn còn hạn chế về khả năng thấm thấu oxy.

1.9. Năm 1988 – “Cuộc cách mạng cải cách mới” của ngành công nghiệp sản xuất kính áp tròng

Những năm sau đó, công nghệ kỹ thuật phát triển, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu ra thêm được một loại hợp chất – silicone hydrogel, có khả năng thẩm thấu oxy trực tiếp qua mắt kính và chuyển vào giác mạc. 

Sau một thời gian thử nghiệm và kiểm tra, kính áp tròng đã được cải tiến, tạo được sự thoải mái, đeo được lâu hơn và mắt được đảm bảo an toàn có đủ độ ẩm cần thiết.

Sau một thời gian thử nghiệm và kiểm tra, kính áp tròng đã được cải tiến, tạo được sự thoải mái, đeo được lâu hơn và mắt được đảm bảo an toàn có đủ độ ẩm cần thiết.

lens chất liệu mềm dẻo
Kính áp tròng chất liệu mềm dẻo mỏng và nhẹ

1.10. Năm 2002 – Kính áp tròng silicone hydrogel bán tại Hoa Kỳ

Loại kính áp tròng silicone hydrogel lần đầu tiên được bán trên thị trường tại Hoa Kỳ được nhiều người tin dùng và sử dụng nhiều nhất so với các loại contact lens khác  

1.11. Năm 2010 – “Thời kỳ đỉnh cao” của kính áp tròng

Sự đổi mới trong công nghệ và ngày càng phát triển đặc biệt tại thị trường lớn như Mỹ đã làm thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất kính áp tròng. Nhu cầu làm đẹp và an toàn cũng được ưu tiên. Do đó, việc sở hữu một chiếc kính áp tròng là điều không thể thiếu.

Cho đến nay kính áp tròng vẫn đang được cải thiện tính năng từng ngày, nhằm mục đích mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Không chỉ cải thiện được các tật khúc xạ, mà kính áp tròng còn là một phụ kiện làm đẹp và thời trang.

2. CARAS.E – Địa chỉ cung cấp kính áp tròng chất lượng

Với mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng phù hợp với thị hiếu của khách hàng hiện nay, CARAS.E luôn không ngừng cập nhật và cải tiến các dòng sản phẩm của mình. 

Với sản phẩm nhập khẩu độc quyền với dây chuyền công nghệ từ Mỹ, kính áp tròng của CARAS.E còn sử dụng chất liệu cao cấp (silicone hydrogel) tăng độ ẩm và thẩm thấu khí oxy.

Thêm vào đó, lens còn trang bị thêm tính năng ngăn ngừa lão hóa, chống tia UV và ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, đem lại sự long lanh, khỏe khoắn và thoải mái cho đôi mắt của bạn. 

Đặc biệt, các loại kính áp tròng đều có kích cỡ phù hợp và an toàn cho đôi mắt của người châu Á.

CARAS.E hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm hơn về ngành sản xuất kính áp tròng để có cái nhìn chi tiết hơn về sản phẩm mà đang sử dụng.

Bạn có thể liên đến CARAS.E để được tư vấn loại kính áp tròng phù hợp với bạn qua địa chỉ sau:

  • Showroom 1: 619 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Quận 3, TP. HCM.
  • Showroom 2: 350C Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM.
  • Showroom 3: 02 Phố Huế, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nếu bạn có thắc mắc cần được giải đáp về kính áp tròng, có thể liên hệ ngay với CARAS.E tại đây nhé!

showroom carase
Đến một trong 3 showroom của CARAS.E để được tư vấn, sở hữu kính áp tròng chất lượng

0 COMMENTS

100

100

SHARE:

Đoàn Hồng Dung

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành khám chữa bệnh về mắt, tôi tự tin khi nhận nhiệm vụ đảm bảo và kiểm tra trực tiếp quy trình sản xuất kính áp tròng của CARAS LENS nhằm đưa đến khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất theo đúng tiêu chuẩn USA. Các bài blog tôi chia sẻ ở website này nhằm phục vụ đến quý độc giả các thông tin kiến thức liên quan đến chăm sóc mắt, kính áp tròng, bệnh lý. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi....!!!

TIN TỨC