• Trang chủ
  • Blog
  • Giải đáp về kính áp tròng cứng hay kính Ortho-K

Giải đáp về kính áp tròng cứng hay kính Ortho-K

  Tuesday November 8, 2022

kính áp tròng cứng là gì

Việc sử dụng kính áp tròng cứng (kính Ortho-K) đang là một phương pháp hiệu quả cho việc điều trị các tật khúc xạ tại mắt. Vậy cụ thể kính áp tròng cứng là gì? Sử dụng ra sao? Ai là người có thể sử dụng phương pháp này?

Hãy cùng tìm hiểu chủ đề này cùng CARAS.E qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu kính áp tròng cứng (Ortho-K) là gì?

Trước hết, hãy cùng CARAS.E đi tìm hiểu kính áp tròng cứng là gì và chúng có cấu tạo ra sao nhé.

Về cơ bản, kính áp tròng có rất nhiều phân loại, được chia ra theo công dụng, thời gian sử dụng, chất liệu sản xuất,… Và kính áp tròng cứng là một loại của kính áp tròng, được sử dụng bằng cách đưa trực tiếp vào nhãn cầu.

Kính áp tròng cứng có thiết kế đặc biệt, được tinh chỉnh cho phù hợp với hình dáng, kích thước con ngươi của từng người. Kính thường được sử dụng trong việc điều trị các vấn đề về mắt một cách tạm thời. bạn chỉ cần đeo kính ban đêm vào lúc ngủ và khi tháo kính ra vào sáng hôm sau, bạn có thể nhìn rõ mọi vật như mắt bình thường.

Kính áp tròng cứng (RGP – Rigid Gas Permeable) được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp (LRPO), có đặc tính thẩm thấu không khí cực tốt. Chính vì vậy chúng rất phù hợp cho mục đích điều trị vì có thể đeo kính trong thời gian dài mà không khiến giác mạc bị thiếu oxy.

Và tại Việt nam thì loại kính áp tròng cứng phổ biến nhất là Orthokeratology hay còn gọi tắt là Ortho-K. Chính vì vậy mà đôi khi 2 thuật ngữ này hay được sử dụng với ý nghĩa như nhau.

Vậy kính áp tròng cứng có thể điều trị các tật khúc xạ nào ở mắt và chúng điều trị dựa trên nguyên tắc nào? 

Đầu tiên, bạn có thể hiểu đơn giản tật khúc xạ ở mắt là khi mắt không thể đem những hình ảnh thu về hội tụ trên võng mạc một cách rõ ràng và sắc nét, từ đó khiến tầm nhìn bị mờ, suy giảm thị lực. Và nguyên nhân chính cho vấn đề này thường là do giác mạc của bạn đang không trong trạng thái bình thường của nó.

Các tật khúc xạ của mắt khá đa dạng, nhưng phổ biến nhất là ba loại: cận thị, viễn thị và loạn thị. Và kính áp tròng cứng có thể được sử dụng trong việc điều trị cả ba loại trên.

Khi bạn sử dụng loại kính này trong một khoảng thời gian nhất định (thường là đeo 6 – 8 tiếng khi đi ngủ), chúng sẽ giúp điều chỉnh giác mạc của bạn về trạng thái bình thường và kéo theo đó là các vấn đề về mắt của bạn cũng sẽ tạm thời mất đi. 

Nói một cách đơn giản hơn, kính Ortho-K sẽ giúp chỉnh hình lại giác mạc của bạn và giúp mắt bạn nhìn bình thường trong một khoảng thời gian nhất định.

cơ chế hoạt động kính áp tròng cứng
Cơ chế hoạt động kính Ortho-K

2. So sánh sự khác nhau giữa kính áp tròng cứng và kính áp tròng mềm  

Kính áp tròng cứng và kính áp tròng mềm là hai phân nhánh của kính áp tròng và chúng có những sự tương đồng cũng như khác biệt rất lớn, cụ thể như:

  • Sự tương đồng:
    • Cùng sử dụng với mục đích điều chỉnh thị lực về mức như mắt bình thường.
    • Cùng có hình thức sử dụng là đeo trực tiếp lên nhãn cầu.
    • Đều yêu cầu được vệ sinh thường xuyên và bảo quản cẩn thận trong dung dịch ngâm chuyên dụng.
    • Đều có thời hạn sử dụng sau khi mở nắp và yêu cầu phải thay kính sau khi đã tới hạn.
  • Sự khác biệt
Kính áp tròng mềmKính áp tròng cứng
Công dụngSử dụng thay cho kính gọng để điều chỉnh thị lực tức thời hoặc sử dụng với mục đích làm đẹp.Sử dụng với mục đích điều trị cho kết quả tạm thời các vấn đề về thị lực của mắt.
Giá thànhThấp – trung bình: Có mức giá đa dạng, và thường nằm trong mức chi trả bình thường của người tiêu dùng.Khá cao do sự phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao trong việc tinh chỉnh.
Độ linh hoạtKính áp tròng mềm ôm sát vào con ngươi, nên độ linh hoạt rất cao, không bị trượt ra khỏi tròng mắt khi di chuyển mắt.Do có dạng cứng, nên độ linh hoạt khi bám theo chuyển động của con ngươi không tốt bằng kính áp tròng mềm.
Thời gian sử dụngThường được sử dụng ban ngày, hoặc trong thời gian làm việc sinh hoạt, không đeo khi ngủ vì sẽ làm khô mắt.Thường được sử dụng vào ban đêm, khi ngủ, vì khi đó mắt được nghỉ ngơi, vừa phù hợp với việc điều chỉnh giác mạc, vừa tránh được việc kính bị lệch vì di chuyển con ngươi.
Kích thướcNhiều size, sản xuất đại tràVừa khít với mắt của từng người, đặt riêng.
Mức độ thẩm thấu oxyChất liệu của kính áp tròng mềm thường không thẩm thấu oxy trực tiếp mà thường là hấp thụ nước và cung cấp oxy cho mắt thông qua nước.
Chính vì vậy, không nên đeo kính áp tròng mềm lâu, vì khi lượng nước trên kính áp tròng mất đi, sẽ khiến mắt bị thiếu oxy.
Oxy được dẫn truyền trực tiếp qua chất liệu kính, nên dù đeo lâu cũng sẽ không khiến mắt bị thiếu oxy.
Địa chỉ muaĐa dạng, dễ mua tại nhiều cửa hàng cả online và offline.Do kính yêu cầu phải có sự tinh chỉnh phù hợp với mắt của từng người và sử dụng cho mục đích điều trị, nên bạn chỉ có thể đặt làm khi có đơn chỉ định của bác sĩ tại một số ít địa chỉ uy tín.
so sánh kính áp tròng cứng vs mềm
Sự khác biệt trong kích thước của lens mềm và lens cứng

3. Ưu điểm và nhược điểm của kính áp tròng cứng 

3.1.  Ưu điểm 

  • Hỗ trợ làm chậm hoặc dừng lại sự tiến triển của bệnh cận thị ở trẻ em: Đối với trẻ em, vì khả năng phục hồi còn tốt nên nếu kết hợp với việc sử dụng kính áp tròng cứng thì có thể khống chế việc tăng độ của mắt.
  • Điều chỉnh các tật khúc xạ: Có nhiều lầm tưởng rằng kính áp tròng cứng chỉ có tác dụng trong điều chỉ cận thị, tuy nhiên thực tế thì kính còn có thể điều chỉnh thị lực cho các tật khúc xạ khác như: lão thị, viễn thị và loạn thị.
  • Cung cấp hiệu chỉnh nhanh:  Ortho-k cung cấp kết quả nhanh chóng. Nếu bạn chỉ bị cận nhẹ, thì chỉ cần đeo kính một đêm, ngày hôm sau thị lực của bạn đã bình thường lại.
  • Tầm nhìn rõ ràng cả ngày:  Quá trình định hình lại giác mạc nhẹ nhàng giúp điều chỉnh thị lực qua đêm kéo dài cả ngày và đôi khi thậm chí hai ngày. Vậy nên, bạn có thể không cần sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng mềm.
  • Chúng rất thoải mái: Được tạo ra bằng công nghệ ánh xạ chính xác, thấu kính ortho-k có thể tùy chỉnh phù hợp với mắt, do đó đảm bảo sự thoải mái tối ưu.

Theo sự tiến bộ của công nghệ, chất liệu của kính áp tròng cứng ngày một cải thiện. Bạn không cần lo là mắt sẽ bị cận, hay kính sẽ bị vỡ ngay trên mắt khi bị va chạm bởi vì kính “cứng” đâu.

  • Sử dụng được cho mọi đối tượng: Việc điều trị thông qua mổ Lasik thường sẽ yêu cầu ở độ tuổi nhất định, thường là trên 18 tuổi, và không phải mắt ai cũng đủ điều kiện để mổ. Nhưng Ortho – K lại có thể sử dụng cho mọi độ tuổi với rất nhiều đối tượng.

3.2. Nhược điểm 

  • Cần phải theo dõi và tái khám thường xuyên: Vì được sử dụng với mục đích điều trị, nên kính phải có sự tương thích với tình trạng của mắt. Thế nên, bạn sẽ cần thường xuyên thăm khám để cập nhật tính hình của mắt.
  • Độ thoải mái kém hơn so với kính áp tròng mềm: Vì là dạng cứng, nên khi mới đeo, bạn sẽ cảm thấy hơi không thoải mái vào lúc đầu. 

Nhưng bạn có thể yên tâm rằng chỉ là không có cảm giác đeo như không như loại mềm thôi, nhưng cũng không hề quá khó chịu.

  • Dễ bị trầy xước: Nếu vấn đề của kính áp tròng mềm là rách thì với kính áp tròng cứng sẽ là bị trầy xước khi bạn vô ý để kính bị va chạm mạnh. 
  • Việc sử dụng kính cần kiên trì và liên tục: Kính dùng để điều trị và nguyên tắc là điều chỉnh giác mạc, thế nên nếu bạn không kiên trì sử dụng lâu dài và thường xuyên thì giác mạc của bạn sẽ rất nhanh quay trở lại trạng thái bất thường của nó.
lens cứng điều trị cận thị
Kính áp tròng cứng đang là sự lựa chọn của nhiều người để điều trị cận thị

4.Kính áp tròng cứng có những lợi ích gì?

Ngoài những lợi ích đã trình bày ở phần ưu điểm, thì khi sử dụng kính áp tròng cứng, bạn sẽ có thêm một số những lợi ích sau:

  • Mắt gần như không bị khô hay thiếu oxy do kính thẩm thấu oxy tốt.
  • Kính tuy có thể bị trầy xước, nhưng chỉ khi bị va chạm mạnh, nếu sử dụng và làm vệ sinh bình thường thì kính khá bền, không gặp tính trạng rách như kính áp tròng mềm.
  • Sử dụng lâu dài không khiến kính bị đóng cặn lipid và protein từ dịch mắt như kính áp tròng mềm.

5. Trẻ em có nên sử dụng Ortho-K để điều trị tật khúc xạ? 4.Kính áp tròng cứng có những lợi ích gì?

Trong những đối tượng sử dụng kính Ortho-K để điều trị tật khúc xạ thì số lượng trẻ em đang ngày càng có xu hướng tăng nhanh.

Lý giải cho nguyên nhân của xu hướng này đó là vì hai nguyên nhân sau:

Thứ nhất, đó là tính hiệu quả đã được liên tục kiểm nghiệm của các chuyên gia trên toàn thế giới.

Thứ hai, phương pháp cũng được đảm bảo về mức độ an toàn cao dành cho trẻ: 

  • Tránh được việc phẫu thuật xâm lấn có thể để lại di chứng sau này.
  • Phương pháp này gần như không đem lại các ảnh hưởng lâu dài, nếu sử dụng không hợp, trẻ có thể ngưng sử dụng và tình trạng mắt sẽ nhanh chóng quay lại tình trạng ban đầu. 

5.1. Phương pháp Ortho-K dành cho trẻ em  

Vấn đề mắc các bệnh khúc xạ ở trẻ em hiện này ngày càng có xu hướng gia tăng chóng mặt. Việc sử dụng các thiết bị di động sớm, cũng như thiếu các hoạt động ngoài trời khiến các em thường dễ dàng gặp các vấn đề về thị lực, đặc biệt là cận.

Tuy nhiên, việc điều trị lại có những khó khăn nhất định vì các em chưa đủ tuổi để làm các phẫu thuật mắt Lasik, hơn nữa việc thực hiện các phương pháp xâm lấn khi các em còn nhỏ sẽ dễ để lại các di chứng mắt về sau.

Các biện pháp tạm thời như kính gọng  lại khiến các em gặp rất nhiều bất tiện trong cuộc sống và có nguy cơ nhanh chóng gia tăng tình trạng bệnh của các em.

Vậy nên, rất nhiều phụ huynh đã lựa chọn phương pháp Ortho-K như một cách rất hữu ích và hiệu quả.

Đầu tiên, với cơ chế chỉ cần đeo kính trong một thời gian nhất định thì thị lực các em sẽ trở lại mức bình thường, giúp các em dễ dàng học tập, vui chơi mà không cần phụ thuộc vào kính. 

Thời gian đeo kính Ortho-K hiện nay sẽ rơi vào tầm 6 – 8 tiếng tùy loại kiếng, thời gian vừa hay bằng với thời gian ngủ của trẻ, thế nên, việc điều trị sẽ không gây bất kì cản trở nào trong sinh hoạt của các em.

Hơn nữa việc liên tục sử dụng kính theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp khống chế tiến triển của tật khúc xạ, và thậm chí khả quan hơn là giúp các em bình phục.

Hơn nữa việc liên tục sử dụng kính theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp khống chế tiến triển của tật khúc xạ, và thậm chí khả quan hơn là giúp các em bình phục.

phương pháp Ortho-K cho trẻ em
Kính áp tròng cứng có hiệu quả trong việc khống chế gia tăng các bệnh khúc xạ ở trẻ

5.2. Lợi ích phương pháp điều trị 

Việc sử dụng kính Ortho-K để điều trị tật khúc xạ cho trẻ em đang trở nên ngày càng phổ biến ở Việt Nam vì ba lợi ích to lớn sau:

  • Không cần can thiệp bằng các phương pháp xâm lấn như phẫu thuật.
  • Vì trẻ em vẫn đang trong giai đoạn có khả năng phục hồi tốt, nên nếu kiên trì sử dụng thường xuyên và đúng cách, mắt bé có thể khôi phục lại thị lực ban đầu và không còn phải sử dụng kính nữa.
  • Chỉ sử dụng trong lúc ngủ nên không gây khó chịu và bất tiện cho trẻ như khi sử dụng kính gọng.

6. Đối tượng nào có thể điều trị Ortho-K? 

Việc sử dụng kính áp tròng cứng để điều trị các tật khúc xạ có rất nhiều ưu điểm và cũng phù hợp với đa dạng đối tượng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp không phù hợp để theo phương pháp này.

  • Người nên điều trị
    • Người cận thị có độ cần từ – 0.75D đến – 10.0D, người viễn thị.
    • Người loạn thị từ 3 độ trở xuống.
    • Nếu bị tốt hợp cận/viễn + loạn, thì độ loạn không vượt quá ½ độ cận/viễn.
    • Trẻ em, người lớn tuổi, người không phù hợp để làm phẫu thuật Lasik.
    • Người không thích đeo kính, kính áp tròng mềm thường xuyên và cũng không thích phẫu thuật mắt.
    • Những người chơi thể thao hoặc làm việc trong môi trường bụi bẩn, không phù hợp sử dụng kính hoặc kính áp tròng mềm.
  • Người không nên điều trị
    • Người đang gặp các vấn đề về mắt như: viêm mắt, nhiễm trùng mí mắt, viêm bán phần trước của nhãn cầu, xuất huyết mắt,…
    • Người bị khô mắt nặng.
    • Người có các vấn đề về giác mạc.
    • Người đang mắc những bệnh tự miễn hoặc các bệnh ảnh hưởng tới mắt như tiểu đường, cao huyết áp, …
    • Bị dị ứng với bất kì thành phần nào của dung dịch ngâm kính.
ai nên đeo kính áp tròng cứng
Đối tượng nào nên và không nên đeo kính áp tròng cứng

7.Một số triệu chứng có thể gặp phải khi đeo kính áp tròng cứng

Kính áp tròng cứng đã được sử dụng trong nhiều thập niên trên toàn thế giới, độ an toàn và hiệu quả của phương pháp cũng liên tục được kiểm nghiệm và chứng minh rất nhiều lần. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà sẽ có những biểu hiện khác biệt.

Sau đây là một số triệu chứng có thể gặp phải khi sử dụng kính:

  • Cộm và đau rát mắt, thậm chí đỏ mắt và chảy nước mắt khi chưa quen sử dụng kính.
  • Khi đeo kính có thể cảm thấy mắt bị khô, mờ hơn bình thường và khá nhạy cảm với ánh sáng. Đây là phản ứng trong quá trình giác mạc đang được điều chỉnh. Nếu bạn sử dụng vào lúc đi ngủ thì ảnh hưởng của triệu chứng này cũng không lớn.
  • Hiện tượng mờ nhòe và chói sáng.
  • Có dấu hiệu như bị xước hoặc viêm giác mạc.

Để hạn chế các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng, bạn hãy chú ý giữ vệ sinh cho kính và thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, thường xuyên, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của bạn, thì hãy nhanh chóng liên hệ bác sĩ để tìm ra vấn đề nhé!

8. Quy trình khám, tư vấn kính Ortho-K

Kính Ortho-K không được bán đại trà mà chỉ được bán theo chỉ định của bác sĩ. Để sở hữu cho mình một cặp kính áp tròng cứng, bạn sẽ phải trải qua những bước sau:

  • Bước 1: Khám tổng quát các vấn đề của mắt và được tư vấn xem liệu bạn có phù hợp với phương pháp Ortho-K không.

Ở bước này, bạn sẽ đo khúc xạ, nhãn áp, kiểm tra thị lực và cung cấp thêm thông tin bệnh lý (nếu có) để được tư vấn thêm.

  • Bước 2: Nếu phù hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp bản đồ giác mạc, từ đó chốt thông số và ra đơn chỉ định cho bạn, rồi bạn sẽ đi thử kính và đặt mua kính.
  • Bước 3: Đến nhận kính theo ngày hẹn và được hướng dẫn cách sử dụng, vệ sinh và bảo quản.
  • Bước 4: Thực hiện tái khám định kỳ (thông thường là 1 tuần – 1 tháng – 3 tháng) để đảm bảo không có gì bất thường.

Như vậy, bạn có vẻ tốn kém kha khá chi phí để có được một cặp kính áp tròng cứng vì ngoài tiền kính, bạn sẽ còn phải lo thêm chi phí khám và chụp chiếu. Không chỉ vậy, việc chạy qua chạy lại giữa phòng khám và nơi bán kính cũng khá mệt đấy!

Có phải mọi chuyện sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều nếu bạn có thể làm tất cả 4 bước trên tại cùng một nơi? Vậy thì CARAS.E là câu trả lời bạn đang tìm kiếm đấy! 

Ngoài ra, khi bạn lựa chọn CARAS.E, bạn sẽ được hưởng dịch vụ khám hoàn toàn miễn phí.

Quy trình sử dụng kính ortho-K
Tuân thủ quy trình khi sử dụng kính ortho-K để đạt được hiệu quả cao

9. Hướng dẫn sử dụng 

9.1. Hướng dẫn tháo lắp kính áp tròng cứng

Cách đeo kính áp tròng cứng

Việc lắp (đeo) kính áp tròng vào mắt thường khá khó khăn cho những người mới bắt đầu, khi mắt bạn chưa quen và thường theo phản xạ nhắm mắt lại trước khi kính kịp chạm vào mắt.

Điều này cần có sự làm quen và điều chỉnh dần theo từng lần đeo, nhưng bạn có thể yên tâm, vì chỉ cần làm quen một vài lần thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Sau đây là một vài bước cơ bản bạn cần lưu ý khi lắp kính:

  • Bước 1: Rửa tay sạch sẽ bằng xà bông trước khi tiếp xúc với tròng kính.
  • Bước 2: Lắc nhẹ hộp kính trước khi lấy kính ra, để dung dịch tràn đều và làm giãn kính ra.
  • Bước 3: Lấy kính ra khỏi hộp, đặt trong lòng bàn tay để kiểm tra xem kính có còn bị dính bụi sạn hay không. Nếu còn thì có thể thả vào nước ngâm và lắc nhẹ lại hộp kính để làm sạch.
  • Bước 4: Chắc chắn là kính đúng mặt trước khi đeo vào mắt. 

Cách xác định mặt của kính áp tròng cứng đơn giản hơn kính áp tròng mềm, bạn chỉ cần thấy kính có độ cong tự nhiên hướng vào trong theo chiều đặt lên con ngươi, không bị hướng ra ngoài là được.

  • Bước 5: Đặt kính lên đầu ngón tay (ngón trỏ hoặc giữa), lưu ý nhón tay phải sạch và khô ráo.
  • Bước 6: Dùng các ngón tay của bàn tay còn lại kéo giữ hai mí mắt không để chớp mắt và dần dần đưa kính áp lên con ngươi.
  • Bước 7: Lúc đưa kinh vào mắt, có thể nhìn sang hai bên hoặc bên trên để tránh khiến mắt phản xạ đóng lại.
  • Bước 8: Sau khi kính đã được đặt vào tròng mắt thì nhắm mắt lại, di chuyển con ngươi để kính ăn khớp vào mắt. Chuyển động thêm một vài vòng để kính ăn vào mắt.
  • Bước 9: Mở mắt ra và xác định lại xem kính đã lắp đúng vào vị trí trung tâm của con ngươi chưa.
  • Bước 10: Lặp lại tương tự với bên mắt còn lại.

 Cách tháo kính áp tròng cứng

  • Bước 1: Rửa sạch sẽ tay với xà phòng.
  • Bước 2: Chuẩn bị sẵn hộp đựng nước ngâm kính.
  • Bước 3: Dùng các ngón tay của một bàn tay kéo giữ mí mắt của con mắt chuẩn bị tháo kính.
  • Bước 4: Dùng ngón tay chạm vào kính, sau đó bạn có thể giữ cố định kinh rồi di chuyển con ngươi, hoặc dùng tay kéo kính ra khỏi con ngươi.
  • Bước 5: Sau đó nhẹ nhàng dùng thêm một ngón tay nữa kéo kính ra khỏi mắt.
  • Bước 6: Lặp lại tương tự với bên mắt còn lại.

9.2. Những lưu ý khi sử dụng kính áp tròng cứng 

Vệ sinh kính thường xuyên 

Kính áp tròng nói chung và kính áp tròng cứng nói riêng đều được sử dụng trực tiếp trên mắt của bạn. Vì đôi mắt vô cùng nhạy cảm, thế nên việc giữ cho kính luôn được sạch sẽ là ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên, việc vệ sinh kính ngoài việc phải được thực hiện thường xuyên thì còn phải đảm bảo được diễn ra đúng cách. Bạn có thể tham khảo thêm người bán về cách vệ sinh kính khi mua.

Ngoài ra, hãy lưu ý sử dụng đúng các loại dung dịch ngâm chuyên dụng, không tự ý ngâm và vệ sinh kính bằng nước máy, nước uống, hay những loại dung dịch khác.

Việc sử dụng các loại dung dịch không dành riêng cho việc ngâm kính sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị bám bẩn, virus trên kính không bị loại bỏ, gây ảnh hưởng đến chất lượng kính, thậm chí hỏng kính. 

Và nếu bạn không nhận ra tình trạng kính không tốt mà vẫn tiếp tục sử dụng thì có thể gây hại đến đôi mắt của chính bạn.

Dù vệ sinh kính cẩn thận đến đâu thì hãy nhớ là kính áp tròng có tuổi thọ của chúng, hãy thay kính khi kính đã hạn sử dụng. Thời gian sử dụng của kính áp tròng cứng sẽ tùy thuộc vào loại kính, nhưng thông thường sẽ là khoảng 1 năm.

vệ sinh kính ortho-K
Vệ sinh lens thường xuyên và đúng cách

Tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ

Việc sử dụng kính áp tròng cứng phức tạp hơn rất nhiều so với kính áp tròng mềm. Bạn luôn cần tuân thủ mọi sự chỉ dẫn của bác sĩ khi muốn sử dụng loại kính này.

Đầu tiên, trước khi bạn muốn quyết định đặt kính, hãy đi khám và tham vấn ý kiến của chuyên gia và thực hiện việc mua kính theo các chỉ định của bác sĩ.

Trong quá trình sử dụng, ngoài việc tuân theo hướng dẫn về thời gian sử dụng, cách thức sử dụng và bảo quản, thì nếu bạn cảm thấy bất kì sự khác thường nào, thì hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được điều chỉnh kịp thời.

Khi đến hạn thay kính, bạn cũng nên đi tái khám, kiểm tra lại các chỉ số của mắt, để có thể mua một đôi kính mới phù hợp nhất với tính trạng mắt của mình tại thời điểm hiện tại.

thăm khám mắt định kỳ
Thăm khám định kỳ và tuân theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng Ortho-K

10. Giá của kính áp tròng cứng bao nhiêu? 

Vì là kính được tinh chỉnh theo điều kiện mắt của từng người, nên giá của kính áp tròng cứng thường cao hơn kính áp tròng mềm khá nhiều. 

Hiện nay, trên thị trường, mức giá của loại kính này khá đa dạng, tùy vào thương hiệu và các đặc điểm mà sẽ dao động từ 8 – 25 triệu đồng / cặp.

Bên cạnh dòng kính áp tròng cứng Ortho-K điều chỉnh giác mạc qua đêm, bạn có thể tham khảo thêm các dòng kính áp tròng mềm sử dụng hằng ngày để cải thiện tầm nhìn, vẻ đẹp đôi mắt.

Là cửa hàng nổi tiếng và uy tín với hơn 8 năm hoạt động, CARAS.E tự hào là một trong số ít thương hiệu có kính áp tròng nhập khẩu độc quyền với dây chuyền công nghệ từ Mỹ.

Khi đến với CARAS.E, bạn không chỉ nhận được sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm, sự tận tâm trong phục vụ, mà còn là những chính sách hướng tới khách hàng như: 

  • Cam kết bảo hành và đổi trả miễn phí hai chiều nếu sản phẩm gặp vấn đề về sản xuất.
  • Hỗ trợ hoàn toàn miễn phí các dịch vụ thăm khám và đo mắt tại các cửa hàng.
  • Chính sách giao hàng miễn phí cho đơn hàng có giá trị từ 250.000 đồng trở lên. Giao cấp tốc từ 2 – 4 giờ cho khách hàng tại TP.HCM và Hà Nội.
  • Chấp nhận thanh toán qua thẻ tận nơi.

Hiện CARAS.E có ba showroom luôn sẵn sàng chào đón bạn đến và trải nghiệm các dịch vụ và sản hàng có chất lượng hàng đầu của chúng tôi.

Địa chỉ showroom:

  • Showroom 1: 619 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Quận 3, TP. HCM
  • Showroom 2: 350C Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM (1:30 pm – 9:00 pm)
  • Showroom 3: 02 Phố Huế, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Với bài viết trên, CARAS.E hi vọng đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về kính áp tròng cứng – một phương pháp hữu hiệu trong việc điều trị các vấn đề thị lực ở mắt.

Nếu bạn còn bất kỳ vấn đề thắc mắc về loại kính này, hãy liên hệ với CARAS.E ngay nhé! CARAS.E luôn sẵn sàng để hỗ trợ, tư vấn và phục vụ bạn.

0 COMMENTS

100

100

SHARE:

Đoàn Hồng Dung

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành khám chữa bệnh về mắt, tôi tự tin khi nhận nhiệm vụ đảm bảo và kiểm tra trực tiếp quy trình sản xuất kính áp tròng của CARAS LENS nhằm đưa đến khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất theo đúng tiêu chuẩn USA. Các bài blog tôi chia sẻ ở website này nhằm phục vụ đến quý độc giả các thông tin kiến thức liên quan đến chăm sóc mắt, kính áp tròng, bệnh lý. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi....!!!

TIN TỨC