• Trang chủ
  • Blog
  • Viễn thị là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục viễn thị

Viễn thị là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục viễn thị

  Friday December 4, 2020

viễn thị

Hiện nay, tại Việt Nam tỷ lệ mắc tình trạng tật khúc xạ ở mắt ngày càng tăng, phổ biến là tật khúc xạ viễn thị. Vậy bạn đã thật sự hiểu rõ tình trạng viễn thị là gì và biện pháp chữa trị chưa? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé!

1. Viễn thị là gì?

Viễn thị ( Hypermetropia, Farsightedness) là tình trạng mắt không thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại có thể nhìn rõ các vật thể ở xa. Đây được xem là một tật khúc xạ có thể di truyền trong gia đình.

viễn thị
Mắt viễn thị là gì?

Gồm có 3 tật viễn chính:

  • Nhẹ: nhỏ hơn 2 Diop
  • Trung bình: từ 3 – 5 Diop
  • Nặng: > 5 Diop

2. Phân biệt viễn thị và lão thị

Tương tự như các biểu hiện của lão hóa như tóc bạc và các nếp nhăn. Lão thị là một tật ở mắt do giảm sút khả năng điều tiết, dẫn đến khả năng tập trung vào vật thể bị giảm sút.

Nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng viễn và lão thị cùng là một bệnh. Tuy viễn và lão thị chỉ có có một số đặc điểm chung còn nguyên nhân gây ra bệnh lại rất khác nhau. Cụ thể:

  • Giống nhau:

Lão thị và viễn thị cùng giống nhau ở điểm đó là nhìn gần không rõ; đều có thể được điều trị bằng cách đeo các loại kính đặc biệt hoặc có thể phẫu thuật để điều chỉnh.

viễn thị là gì
Phân biệt lão thị và viễn thị
  • Khác nhau:

Viễn thị là một tật khúc xạ có thể mắc từ khi còn nhỏ tuổi (do sự sai lệch về khúc xạ ánh sáng do mất cân bằng về tỉ lệ giữa chiều dài nhãn cầu và thủy tinh thể).

Còn lão thị là một hiện tượng gây ra bởi quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể con người khi về già (thường xảy ra ở người trên 40 tuổi).

3. Nguyên nhân gây viễn thị

  • Do trục nhãn cầu quá ngắn hoặc do công suất hội tụ của giác mạc và thủy tinh thể yếu.
  • Không giữ đúng khoảng cách nhìn, thường xuyên nhìn xa khiến thể thủy tinh luôn xẹp xuống, lâu dần mất tính đàn hồi, mất dần khả năng phồng.
  • Ở người lớn tuổi, thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi.
  • Ngoài ra, có thể do các nguyên nhân khác như bệnh võng mạc, khối u mắt, mổ lấy thể thủy tinh bị đục, giác mạc bị dẹt do sẹo.

4. Đối tượng nguy có cơ mắc viễn thị

Đây là tình trạng có thể ảnh hưởng đến bạn ở mọi lứa tuổi. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể mắc phải. Hoặc bạn có thể gặp các triệu chứng của viễn khi bạn già đi (đặc biệt sau 40 tuổi).

5. Các dấu hiệu & triệu chứng

Do cơ địa mỗi người khác nhau nên triệu chứng của mỗi người thường sẽ không giống nhau. Các triệu chứng thường gặp ở viễn thị:

  • Không nhìn rõ các vật thể ở khoảng cách gần, cần nheo mắt để nhìn rõ.
  • Đau quanh vùng mắt, nhức mỏi mắt, đau đầu khi đọc sách.
  • Có thể bị lé trong.
  • Chóng mặt, mệt mỏi, đau thái dương.
  • Phải nheo mắt hoặc cảm thấy mệt mỏi khi làm việc ở khoảng cách gần trong khi khả năng nhìn xa còn rất tốt
  • Tăng nhãn áp thường thấy trên những người viễn do thể mi to, tiền phòng hẹp.
nguyên nhân viễn thị
Các triệu chúng thường gặp của tật viễn thị

Do đó nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như người bệnh nên đi đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và tư vấn về cách điều trị phù hợp nhất.

6. Các biến chứng/ hậu quả của viễn thị

  • Đôi mắt được ví như “cửa sổ tâm hồn” của chúng ta và sẽ ảnh hưởng ít – nhiều đến cuộc sống hằng nếu gặp phải các vấn đề về mắt. Chẳng hạn như:
  • Chất lượng cuộc sống bị giảm đi. Vì nếu viễn thị không điều trị có thể làm tầm nhìn của bạn bị hạn chế làm giảm đi sự thú vị, gây khó chịu cho bản thân. Ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng đến các vấn đề học tập.
  • Mỏi mắt: Khi mắc phải tật khúc xạ mắt viễn thị, sẽ khiến mắt bạn thường xuyên nheo lại hoặc căng mắt để duy trì sự tập trung. Điều này có thể dẫn đến mỏi mắt và nhức đầu.
  • Mất an toàn: Do hạn chế về tầm nhìn nên khi sử dụng các phương tiện giao thông như lái xe hoặc các công việc liên quan đến vận hành các thiết bị nặng sẽ không đảm bảo được an toàn cho chính bạn và người khác.

7. Cách phòng tránh

Sau đây, là một số gợi ý để giúp bạn phòng tránh và bảo vệ cho đôi mắt của mình:

  • Thường xuyên khám mắt định kỳ.
  • Nếu bạn mắc phải các bệnh nên chú ý điều trị (như đái tháo đường, tăng huyết áp), vì chúng có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn khi không được kiểm soát.
  • Lập tức đến bác sĩ khi có các triệu chứng của bệnh này để được tư vấn cụ thể.
  • Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính mát chống tia cực tím đặc biệt khi ở dưới ánh mặt trời trong thời gian dài.
  • Học tập và làm việc trong môi trường có đầy đủ ánh sáng.
  • Ăn thực phẩm lành mạnh, chế độ ăn khoa học, ăn nhiều trái cây và rau quả chứa vitamin A và beta carotene.

8. Biện pháp chẩn đoán

Tại các cơ sở khám chữa mắt, các bác sĩ có thể chẩn đoán viễn thị và các tật khúc xạ khác. Thông qua các dụng cụ đặc biệt, họ sẽ chuẩn đoán bạn có bị viễn hay không và ở mức độ nặng hay nhẹ.

Nếu trên gọng kính của bạn có ghi +2.0 diôt hoặc ít hơn có nghĩa bạn bị viễn nhẹ. Nếu độ viễn từ +2.0 đến +4.0 diopters được cho là vừa phải. Từ +4.0 trở lên gọi là viễn thị nặng.

9. Biện pháp điều trị viễn thị

Thông thường sẽ có biện pháp để điều trị bệnh là đeo kính hoặc phẫu thuật mắt bằng laser. Tuy nhiên, bạn cần đến các cơ sở để bác sĩ sẽ giúp bạn xác định cách điều trị tốt nhất cho chứng viễn thị của bạn nhé.

Cách khắc phục viễn thị
Cách khắc phục tình trạng viễn thị

9.1. Đối với trẻ em

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, thì đeo kính là phương pháp phù hợp nhất điều trị chứng viễn vì các lỗi khúc xạ có xu hướng thay đổi thường xuyên trước khi trưởng thành.

9.2. Đối với người lớn

Có thể sử dụng những phương pháp sau:

  • Mắt kính: Viễn thị đeo kính gì? Với mắt kính bạn có thể điều chỉnh hoàn toàn nếu bạn thay đổi mắt kính theo toa. Kính gọng hoặc kính áp tròng là phương pháp phổ biến nhất để điều trị. Và đặc biệt đối với những người cần phải make up thường xuyên thì việc lựa chọn 1 chiêc kính hay lens là các bước trang điểm quan trọng không thể thiếu.
mắt viễn thị
Đeo kính là phương pháp được nhiều người bị viễn lựa chọn
  •  Phẫu thuật LASIK: Là một phương pháp điều trị tật viễn thị hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian chữa bệnh ngắn, tỷ lệ thành công cao và ít biến chứng hơn các loại phẫu thuật khác. Đôi khi có các tác dụng phụ như khô mắt, lóa mắt khi nhìn vào ánh sáng ban đêm.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, hoặc những người có giác mạc mỏng không thể phẫu thuật theo phương pháp này.

  • PRK: Là phương pháp sử dụng laser để thay đổi hình dạng giác mạc. Tuy nhiên, vì không có giác mạc trong khi hồi phục nên thời gian chữa bệnh với PRK lâu hơn.
  • Femto LASIK: Là phương pháp biến thể của LASIK. Trong phương pháp Femto LASIK vạt giác mạc được tạo bằng tia laser femtosecond vì thể mỏng và chính xác hơn nhiều. Laser sau đó được áp dụng để tái tạo lại giác mạc.
  • Epi-LASIK: Epi-LASIK là một loại phẫu thuật khúc xạ mới. Phương pháp điều trị chứng mắt viễn thị này phù hợp cho những người có giác mạc mỏng cũng như những người có độ phóng xạ cao. Với Epi-LASIK, biến chứng các tế bào trở nên không ổn định có thể được giảm thiểu.
  • ReLEx SMILE: Đây là phương pháp tiên tiến nhất trong phẫu thuật chữa tật khúc xạ, hoàn toàn sử dụng tia laser visumax giúp hạn chế tối đa biến chứng sau phẫu thuật.

10. Khi nào nên mổ viễn thị?

Nếu muốn mổ, bạn cần phải trên 18 tuổi, có độ viễn ổn định. Đối với phẫu thuật viễn thị, có thể được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp viễn thị từ +1 đến +10 D.

Chống chỉ định phẫu thuật mắt, khi:

  • Bạn có các bệnh cấp hoặc mãn tính tại mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, Glôcôm, giác mạc hình nón
  • Có các bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến phẫu thuật, phụ nữ có thai hoặc trong thời kỳ cho con bú.

11. Viễn thị bẩm sinh có mổ được không?

Với các phương pháp điều trị phẫu thuật hiện nay chỉ giúp các bạn viễn thị bẩm sinh ở mức độ nặng (trên 6 độ) không phải đeo kính. Tuy nhiên, lại không giải quyết được nguyên nhân gốc.

90% những bạn mắc phải sau điều trị tật khúc xạ, không phải đeo kính nữa sau khi phẫu thuật laser trong đó có viễn thị.

12. Khám viễn thị ở đâu uy tín?

Trong suốt quá trình điều trị tật viễn, ngoài việc lựa chọn một cơ sở uy tín (bác sĩ có tính chuyên môn cao, chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng máy móc để đảm bảo an toàn,…) là ưu tiên hàng đầu.

Vì vậy, ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu một số địa điểm khám chữa mắt uy tín để bạn tham khảo nhé:

  • Bệnh viện Mắt TP HCM – 280 Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3, TP HCM
  • Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Cơ sở 1: 100 Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM
Cơ sở 2: số 473 CMT8, phường 13, quận 10, TP HCM
Cơ sở 3: số 355 – 365 Ngô Gia Tự, phường 3, quận 10, TP HCM

  • Khoa Mắt – Bệnh viện Trưng Vương – 266 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP HCM
  • Trung tâm Mắt Kỹ thuật cao – Bệnh viện 30-4 – 9 Sư Vạn Hạnh, phường 9, quận 5, TP HCM
  • Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga – số 1 đường 3 Tháng 2, phường 11, quận 10, TP HCM.

Viễn thị là một trong các tật khúc xạ thường thấy bên cạnh loạn thị và cận thị. Hi vọng với những nội dung liên quan đến viễn thị trong bài viết này, có thể giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích, những kiến thức cần thiết để định hướng và điều trị đúng cách.

0 COMMENTS

100

100

SHARE:

Đoàn Hồng Dung

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành khám chữa bệnh về mắt, tôi tự tin khi nhận nhiệm vụ đảm bảo và kiểm tra trực tiếp quy trình sản xuất kính áp tròng của CARAS LENS nhằm đưa đến khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất theo đúng tiêu chuẩn USA. Các bài blog tôi chia sẻ ở website này nhằm phục vụ đến quý độc giả các thông tin kiến thức liên quan đến chăm sóc mắt, kính áp tròng, bệnh lý. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi....!!!

TIN TỨC