• Trang chủ
  • Blog
  • Mẹo sửa gọng kính bị gãy tại nhà hiệu quả và nhanh chóng

Mẹo sửa gọng kính bị gãy tại nhà hiệu quả và nhanh chóng

  Saturday December 5, 2020

sửa gọng kính bị gãy

Sau 2 tháng sử dụng, kính gọng thường bị lệch hoặc rộng ra. Do đó, bạn luôn cảm thấy khó chịu mỗi khi kính bị tuột ra hoặc nhức đầu, đau thái dương mỗi khi kính xộc xệch. Hãy tìm cách sửa gọng kính bị gãy sớm để không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và thị lực nhé.

1. Tại sao bạn phải hàn gọng kính?

Đeo kính gọng giúp bạn thêm phần tự tin, ngoài ra còn có thể khắc phục được các tật khúc xạ. Tuy nhiên, sau khi sử dụng khoảng 2-3 tháng, gọng kính có xu hướng choạc ra hai bên, lỏng lẻo và không ôm sát thái dương nữa.
Chính vì thế, khi người đeo cúi xuống, kính dễ bị tuột và rơi gãy.

Nhiều người cho rằng, sửa gọng kính bị gãy khá đơn giản, chỉ cần hàn gọng kính là được. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách sẽ khiến mối hàn dễ bị bong ra. Hoặc gọng kính 2 bên không đều nhau khiến người đeo cảm thấy khó chịu và đau nhức thái dương.

Gọng kính bị gãy
Tại sao gọng kính bị gãy?

Việc sửa gọng kính bị gãy khá phức tạp và bạn không thể tự thực hiện được nếu không có trình độ chuyên môn và các dụng cụ chuyên biệt. Do đó, khi gọng kính xảy ra tai nạn ngoài ý muốn, hãy mang chúng đến các trung tâm kính mắt uy tín để được tư vấn và sửa chữa nhé.

2. Những trường hợp cần sửa gọng kính

Đeo kính gọng đòi hỏi bạn phải bảo quản và sử dụng cẩn thận để tránh trường hợp kính bị rơi gãy hoặc mắt kính bị xước, mờ hoặc ố màu. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng quan sát và sức khỏe của mắt.

Cách sửa gọng kính bị gãy phụ thuộc vào mức độ hư hỏng và tình trạng của kính. Do đó, trước khi sửa chữa, nhân viên sửa kính sẽ xác định kính bị gãy ở một hay nhiều vị trí, có thể khắc phục những hư hỏng đó không hay phải thay thế mới,…

Dưới đây là 5 trường hợp phổ biến nhất cần dùng đến dịch vụ sửa gọng kính bị gãy và cách sửa chữa:

  • Gọng kính bị lệch, bị rộng ra hoặc bị cong, gọng kính hai bên không đều nhau. Khi đeo dễ bị rơi tuột. Cách sửa chữa: nắn chỉnh lại gọng kính
  • Khớp nối hoặc càng kính bị gãy. Cách sửa chữa: hàn lại khớp nối hoặc thay gọng kính khác trong trường hợp bị hư hỏng nặng
gãy gọng kính
Hàn gọng kính bị gãy
  • Các phụ kiện như ốc, đệm mũi, lò xo bị rơi mất hoặc bị méo mó. Cách sửa chữa: thay mới những phụ kiện đó
  • Mắt kính bị rơi ra hoặc vỡ, xước, rạn nứt sau khi bạn làm rơi nó từ trên cao xuống. Cách sửa chữa: thay mới mắt kính
  • Ve mắt kính hoặc đệm mũi bị mốc xanh hoặc ngả màu, gọng kính bị ố vàng sau một thời gian dài sử dụng. Cách sửa chữa: Vệ sinh kính bằng các dung dịch chuyên biệt, thay mới đệm mũi hoặc ve mắt kính nếu như bị ngả màu quá mức.

3. Cách sửa kính bị gãy

Kính đeo lâu ngày sẽ dễ bị lỏng lẻo hoặc trễ xuống mũi, gây ra cảm giác khó chịu và vướng víu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến kính bị rơi và gọng kính gãy. Khi bạn gặp trường hợp như vậy, đừng vội vứt chúng đi mà hãy thử áp dụng 3 mẹo sửa gọng kính bị gãy đơn giản dưới đây:

Dán gọng kính

Thứ tự các bước dán gọng kính bị gãy bằng giấy, keo dán và băng dính như sau:

  • Trước tiên, vệ sinh sạch sẽ chỗ bị gãy bằng dung dịch và khăn lau chuyên biệt dành cho kính gọng. Lưu ý, nếu là vết gãy cũ và trước đó bạn đã từng sửa chữa rồi thì nên vệ sinh bằng dung dịch axeton hoặc nước rửa sơn móng tay
  • Tiếp theo, nhỏ keo lên vết gãy rồi dính lại. Lưu ý, bạn cần dính khớp 2 vết gãy lại với nhau, không được để dư thừa hoặc chênh nhau
  • Cắt 1 dải giấy dài, nên lựa chọn giấy cùng màu với gọng kính. Sau đó, quấn dải giấy xung quanh vết gãy đã được dính rồi lấy băng dính thường quấn lại.
sửa mắt kính bị gãy gọng
Cách sửa mắt kính bị gãy gọng


Nên cắt dải giấy rộng hơn vết đứt gãy để khi dán vào, giấy dính chặt vào và không bị bong ra. Với mẹo sửa gọng kính bị gãy này, bạn có thể tiếp tục đeo nó khoảng 1-2 tháng nếu sử dụng cẩn thận và không để xảy ra va chạm. 

Tuy nhiên, tốt hơn hết vẫn nên tìm đến các trung tâm sửa gọng kính bị gãy để thay sớm nhé.

May gọng kính bằng chỉ

Thứ tự các bước thực hiện như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ 2 vết gãy bằng giấy nhám. Sau đó lau sạch bụi bẩn bằng dung dịch axeton hoặc cồn.
  • Gắn 2 mảnh gãy lại với nhau và cố định bằng que gỗ thẳng. Lưu ý, nên dùng giấy sáp để che 2 mặt kính, tránh bị trầy xước.
  • Đổ keo vào vết đứt gãy. Nên đổ từ từ và nhẹ nhàng lượng keo vừa đủ để vết gãy được gắn khít, đảm bảo không có khoảng trống.
  • Khoan 2 lỗ song song vào 2 đầu của 2 mảnh gãy. Lưu ý, khoan nhẹ nhàng để vết gãy không bị bung ra. Xâu sợi chỉ lần lượt qua từng lỗ khoan, có thể xâu nhiều vòng rồi thắt lại. Sau đó, đổ keo vào 2 lỗ khoan đó để lấp đầy khoảng trống
  • Cắt các sợi chỉ dư thừa. Sau 1 tiếng, keo dính sẽ khô và bạn có thể sử dụng kính như bình thường.

Cố định gọng kính bằng đinh ghim

Thứ tự các bước thực hiện phương pháp sửa gọng kính gãy bằng cách cố định gọng kính bằng đinh ghim như sau:

  • Đổ nước vào nồi và đun sôi.
  • Sau khi nước đã sôi, cho phần đầu của vết gãy vào phía trên bề mặt của nước đang sôi. Lưu ý, chỉ cần để ở khoảng cách đủ để hơi nóng làm mềm đầu kính.
  • Khi phần đầu của 2 mảnh gãy đang nóng, hãy gắn vào đầu mỗi 1 chiếc đinh ghim. Cuối cùng là ghép 2 mảnh gãy lại với nhau.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể áp dụng được đối với các loại kính gọng nhựa thôi nhé.

4. Cách sửa kính bị lệch

Như đã nói ở trên, sau một thời gian dài đeo kính, bạn sẽ cảm thấy kính bị xộc xệch, không còn khít vào hai thái dương.  Hoặc kính bị lệch về một bên khiến 2 mắt của bạn không thể nhìn đều được.

sửa gọng kính nhụa
Cách sửa gọng kính bị lệch

Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng hoặc thay kính mới, chỉ cần áp dụng mẹo nhỏ sau đây là mọi thứ lại trở về y như ban đầu.

  • Dùng máy sấy tóc để nung nóng gọng kính. Lưu ý, bật chế độ nóng trung bình, tránh nhiệt độ cao quá khiến gọng kính bị cháy hoặc nhiệt độ thấp quá khiến gọng kính bị gãy trong quá trình chỉnh sửa.
  • Chỉnh sửa gọng kính: nếu phần gọng bị lệch thì bạn cầm chắc viền kính rồi uốn cong lên. Nhưng nếu mắt kính bị lệch thì bạn chỉ cần vặn cầu kính và căn chỉnh sao cho hai bên kính đều nhau.

Lưu ý, nếu bạn sử dụng gọng kính bằng chất liệu khác ngoài nhựa thì không thể áp dụng phương pháp sửa kính bị lệch bằng máy sấy tóc đâu nhé.

5. Cách sửa gọng kính lỏng, trễ dưới mắt

Sau khoảng 2-4 tháng đeo kính, bạn sẽ cảm nhận được kính bắt đầu lỏng lẻo và rộng ra. Khi cúi xuống hoặc chơi thể thao, gọng kính dễ bị trễ xuống dưới mắt. Tuy nhiên, chỉ với 1 chiếc máy sấy tóc là bạn có thể khắc phục được tình trạng này ngay:

  • Bước 1: Nung nóng phần tai kính bằng máy sấy, nên chọn nhiệt độ nóng vừa phải để tránh làm kính bị chảy nhựa. 
  • Bước 2: Nhẹ nhàng điều chỉnh gọng kính cho tới khi cảm thấy vừa với vùng thái dương thì dừng lại. 

Lưu ý, khi điều chỉnh gọng kính, bạn nên vặn từ từ và không cần dùng quá nhiều lực để tránh làm gãy gọng kính.

hàn gọng kính bị gãy
Cách chỉnh kích bị lỏng gọng

Nếu đang sử dụng gọng kính kim loại, bạn chỉ cần đẩy nhẹ ve kính cho đến khi bạn có cảm giác gọng kính vừa với vùng thái dương là được.

6. Giá sửa chữa gọng kính

Giá sửa gọng kính bị gãy tùy thuộc vào mức độ hư hỏng của kính. Giao động từ khoảng 50.000-200.000 VNĐ. Thế nhưng, có một số cơ sở cung cấp dịch vụ sửa chữa kính miễn phí, chẳng hạn như:

  • Kính Mắt Bích Ngọc – 114 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Kính mắt thiết kế Farello – 356 Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Kính Mắt Việt Nam –  138B Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết thêm những tip sửa gọng kính bị gãy tại nhà. Tuy nhiên, khi gọng kính của bạn hư hỏng nặng thì không nên tự sửa nếu không có kiến thức chuyên môn. Hãy tìm đến các cơ sở kính mắt uy tín để được tư vấn và sửa chữa kịp thời nhé.

Bên cạnh đó việc chọn kính phù hợp với khuôn mặt cũng góp phần tạo cảm giác thoải mái và tự tin hơn.

0 COMMENTS

100

100

SHARE:

Đoàn Hồng Dung

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành khám chữa bệnh về mắt, tôi tự tin khi nhận nhiệm vụ đảm bảo và kiểm tra trực tiếp quy trình sản xuất kính áp tròng của CARAS LENS nhằm đưa đến khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất theo đúng tiêu chuẩn USA. Các bài blog tôi chia sẻ ở website này nhằm phục vụ đến quý độc giả các thông tin kiến thức liên quan đến chăm sóc mắt, kính áp tròng, bệnh lý. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi....!!!

TIN TỨC