• Trang chủ
  • Blog
  • Loạn thị là gì? Những điều cần biết về triệu chứng và cách chữa trị

Loạn thị là gì? Những điều cần biết về triệu chứng và cách chữa trị

  Tuesday February 25, 2020

Mỗi ngày, đôi mắt bạn làm việc liên tục với sách vở, máy tính và do thói quen sinh hoạt không điều độ dẫn đến một số tật khúc xạ về mắt, phổ biến nhất có thể kể đến là loạn thị. Vậy loạn thị là gì? Nguyên nhân là gì và loạn thị có chữa được không?


Kéo xuống đọc ngay bài viết của Caras.e nhé! Bài viết là câu trả lời chi tiết nhất cho bạn.

1. Loạn thị là gì

Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến, xảy ra khi độ cong của thủy tinh thể hoặc giác của mắt không có sự đồng đều nhất định.


Thông thường, giác mạc một người khỏe mạnh sẽ có hình dạng hình cầu, nhưng khi mắt loạn thị thì giác mạc sẽ không giữ độ cong đồng đều nữa. Chính sự thay đổi này trên bề mặt giác mạc khiến hình ảnh hội tụ thành nhiều điểm trên võng mạc, gây hiện tượng mờ nhòe, không rõ nét và biến dạng.


Về cơ bản, có 4 loại cụ thể như sau:

  • Loạn thị đều
  • Loạn thị cận
  • Loạn thị viễn
  • Loạn thị hỗn hợp
loạn thị là gì
Astigmatism là gì? Liệu loạn thị có chữa được không?

Thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh khúc xạ đang tăng nhanh ở Việt Nam. Với riêng bị loạn, chưa có thống kê đầy đủ, nhưng tại một cuộc khảo sát ở một trường THCS ở Cần Thơ cho thấy, tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ chiếm tới 45,34%.

2. Triệu chứng loạn thị

Dấu hiệu loạn thị là sao? Tùy vào mức độ nặng nhẹ và thể trạng mà triệu chứng bị loạn của mỗi người khác nhau. Có những người không có bất kỳ dấu hiệu nào bị loạn nhưng có những người lại không thể nhìn rõ hoặc nhìn mơ hồ mọi thứ xung quanh.


Tuy nhiên, đa số những người bị loạn đều có những biểu hiện cụ thể như sau:

  • Hình ảnh bị méo mó, nhòe, không sắc nét dù là khi nhìn vật ở xa hay gần
  • Mỏi mắt, nhức đầu, mắt dễ bị kích ứng
  • Thường xuyên nheo mắt lại khi gặp ánh sáng mạnh hoặc khi cố nhìn rõ những vật ở gần
  • Khó nhìn rõ mọi thứ vào ban đêm
triệu chứng loạn thị
Sự khác biệt giữa hình ảnh nhìn thấy của người bình thường và người bị loạn


Nếu bạn gặp một trong những triệu chứng như trên thì khả năng cao là bạn đã bị loạn hoặc các vấn đề liên quan đến thị lực. Do đó, hãy tìm đến các cơ sở khám chữa mắt uy tín để được tư vấn và tìm hướng giải quyết sớm.

3. Nguyên nhân loạn thị

Bị loạn có thể là tật bẩm sinh hoặc sau một chấn thương về mắt, thói quen sinh hoạt hoặc bệnh lý hay di chứng sau phẫu thuật. Những nguyên nhân gây loạn thị phải kể đến như:

  • Gia đình có người bị loạn thị hoặc các triệu chứng rối loạn ở mắt. Nếu có cả bố và mẹ mắt bị loạn thị thì khả năng bị di truyền khá cao.
  • Bị tổn thương về mắt, chẳng hạn như sẹo giác mạc.
  • Người bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng.
  • Người đã từng phẫu thuật mắt, phẫu thuật đục thủy tinh thể.
  • Người có tuổi tác cao.
dấu hiệu loạn thị
Mắt bình thường và mắt bị loạn.

4. Ai dễ mắc tật loạn thị

Loạn thị ở trẻ em và người cao tuổi là 2 trường hợp dễ mắc phải nhất. Thế nhưng, bạn cũng không được chủ quan nếu từng gặp một trong các trường hợp sau đây:

  • Có người thân trong gia đình mắc tật khúc xạ, đặc biệt là tật loạn và các bệnh rối loạn mắt.
  • Từng bị chấn thương hoặc có sẹo mắt khiến giác mạc của bạn bị bào mòn.
  • Từng thực hiện các cuộc phẫu thuật để chữa trị các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể,….

5. Cách chẩn đoán tật loạn

Đến đây, bạn đã được giải đáp cho thắc mắc loạn thị là gì rồi đúng không nào? Vậy làm thế nào để chuẩn đoán có bị loạn hay không?


Khi phát hiện mình có những triệu chứng bị loạn, bạn nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để tiến hành thăm khám. Bác sĩ nhãn khoa sẽ thực hiện một vài bài kiểm tra mắt để chẩn đoán có bị loạn hay không như sau:

  • Đo thị giác: Bác sĩ sẽ chỉ định bạn đứng ở một khoảng cách nhất định và đọc chữ hoặc ký hiệu trên bảng kiểm tra thị lực. Bạn sẽ đọc từ trái qua phải và theo từng hàng từ trên xuống dưới.
  • Đo độ cong của giác mạc: Bác sĩ sử dụng máy đo độ cong của giác mạc để xác định mức độ phản xạ ánh sáng và độ cong chính xác của nó. Phương pháp này cũng giúp xác định mức độ phù hợp của giác mạc đối với việc đeo kính áp tròng
  • Máy Phoropter: để đo sáng, bác sĩ sẽ đặt một loại các ống kính ở trước mắt. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị cầm tay retiniscope hoặc dụng cụ có chức năng tương tự.

Căn cứ vào kết quả của 3 bài test trên, bác sĩ sẽ rút ra kết luận bạn có bị loạn hay không và mức độ bị loạn.

mắt bị loạn thị
Mắt hoàn toàn khỏe mạnh sẽ có độ thị giác bình thường là 20/20.

6. Điều trị loạn thị như thế nào?

Bạn có từng thắc mắc vấn đề loạn thị có tăng độ không? Tất nhiên là có rồi, nếu bạn không biết cách bảo vệ mắt, điều trị và phòng ngừa thì khả năng tái loạn hoặc tăng độ là chuyện khó tránh khỏi. Vậy làm sao để hết loạn thị hoặc cách chữa loạn thị ở trẻ em là gì?


Bị loạn hầu hết do nguyên nhân loạn thị bẩm sinh, một số ít khác liên quan đến thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc cường độ sử dụng mắt trong môi trường nhất định.


Liệu loạn thị có nguy hiểm không? Đừng quá lo lắng! Nếu phát hiện sớm và kết hợp với nếp sống lành mạnh thì hoàn toàn có thể chữa khỏi. Dưới đây là những cách phổ biến điều trị khi bạn bị loạn:

Kính gọng

Đây là phương pháp phổ biến và kinh tế nhất. Kính gọng giúp cải thiện khả năng quan sát ngay lập tức, chi phí thấp nhưng bên cạnh đó lại mất thẩm mỹ và gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Kính áp tròng

Vì tính thẩm mỹ cao nên phương pháp này được số đông bạn trẻ lựa chọn. Tuy nhiên song song với đó, khi đeo kính áp tròng loạn thị, bạn vẫn cần vệ sinh và bảo quản sạch sẽ để không gây hại cho đôi mắt. Chính vì khi tìm mua lens, bạn cần đến những cơ sở uy tín, thời trang và chất lượng như Caras Lens.

Nếu bạn có chút đặc biệt, mắc phải chứng cận loạn thì cũng đừng quá lo lắng! Tham khảo thêm dòng lens cận loạn – loạn uy tín của Caras ngay nhé!

cách chữa loạn thị
Caras Lens là một địa chỉ bán kính áp tròng loạn, cận loạn uy tín, chất lượng, thời trang.

Orthokeratology (Orthor K)

Đây là một phương pháp khá mới ở Việt Nam. Một ống kính sẽ được lắp để định hình lại giác mạc, orthokeratology có thể chữa loạn vĩnh viễn và được chỉ định cho những bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc đang chờ phẫu thuật mắt.

Các thủ thuật phẫu thuật khúc xạ khác

Chẳng hạn như phẫu thuật thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK), thay đổi độ cong của giác mạc bằng việc cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK), phẫu thuật gập một lớp mỏng của giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK).

7. Cách phòng ngừa loạn thị

Nếu bạn đã biết tật loạn là gì thì cũng cần tìm hiểu thêm cách phòng ngừa tật loạn. Trường hợp nguyên nhân là di truyền thì sẽ không thể phòng tránh được.


Tuy nhiên, nếu bạn bị loạn thị 0.5 độ, khá nhẹ thì bạn có thể bảo vệ đôi mắt của mình khỏi tật khúc xạ này bằng những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày như sau:

  • Đảm bảo nơi học tập, làm việc có đủ ánh sáng. Không để mắt ở nơi quá tối hoặc nếu làm việc trong điều kiện ánh sáng mạnh thì cần trang bị thiết bị bảo hộ chuyên dụng ( kính râm, kính bảo hộ).
  • Hạn chế lấy tay dụi mắt vì có thể gây tổn thương cho mắt.
  • Làm việc điều độ, để mắt nghỉ ngơi sau thời gian nhất định.
  • Không nên bỏ qua các bước trang điểm cơ bản, đặc biệt tẩy trang.
  • Tăng cường nạp các thực phẩm tốt cho mắt như vitamin A có trong các loại rau củ sẫm màu.
chữa loạn thị
Một số nhóm thực phẩm tốt cho mắt của bạn

8. Loạn thị mấy độ phải đeo kính?

Khi bị loạn có nên đeo kính hay không tùy thuộc vào mức độ và triệu chứng của tật. Vậy loạn thị bao nhiêu độ là nặng? Những người mắc tật loạn thị trên 1 độ nên đeo kính để dễ nhìn mọi thứ xung quanh rõ nét hơn.


Tuy nhiên, có những người bị loạn thị 1 độ trở lên nhưng không xuất hiện các triệu chứng như mỏi, khô mắt và vẫn có thể nhìn rõ thì chẳng cần sử dụng kính thường xuyên. Nhưng nếu gặp các triệu chứng như trên thì dù bị loạn nặng hay nhẹ độ thì cũng nên đeo kính.

9. Loạn thị nên đeo kính gì?

Khi bị loạn, bạn có thể sử dụng kính áp tròng, kính gọng truyền thống, kính áp tròng đêm ortho-k,… Tuy nhiên, trước khi quyết định đeo loại kính nào thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa.

10. Các bệnh liên quan đến tật loạn

Về lâu dài, tật loạn sẽ khiến mắt của bạn có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như sau:

10.1 Bệnh loạn dưỡng giác mạc

Bệnh loạn dưỡng giác mạc xảy ra khi giác mạc bị bào mòn quá mức và phình lên.


Dù hiếm khi xảy ra nhưng bệnh loạn dưỡng giác mạc để lại hậu quả nghiêm trọng. Bởi bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc điều khiển phương tiện giao thông, thực hiện các công việc liên quan đến giấy tờ, sổ sách,…

10.2 Tầm nhìn mờ hay bị bóp méo

Dù có nhiều lý do khiến mắt nhìn hình ảnh bị mờ hoặc méo mó nhưng nguyên nhân chính có thể là do mắt bạn đã bị loạn. Cuộc sống của bạn sẽ bị xáo trộn nếu như mắt của bạn không thể nhìn đúng kích thước hình ảnh của những vật xung quanh.


Do đó, hãy thăm khám và điều trị đôi mắt của mình kịp thời để tránh trường hợp bệnh diễn tiến nặng, có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

10.3 Quáng gà

Khi mắc bệnh quáng gà, thị lực sẽ suy giảm khiến bạn khó nhìn mọi vật trong điều kiện thiếu ánh sáng. Bạn phải cố gắng nheo mắt lại mới nhìn rõ nét một vật nào đó, điều này sẽ khiến bạn dễ bị đau đầu.

Bên cạnh vấn đề loạn thì cận thị cũng là một trong những tật khúc xạ mắt thường gặp ở nhiều độ tuổi. Nếu bạn tò mò về tật khúc xạ cận thị thì cùng Caras tìm hiểu rõ hơn để hiểu loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn nhé!

11. Tổng kết

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về chứng loạn thị là gì cách chữa loạn ở mắt. Nếu phát hiện đôi mắt có những triệu chứng bất thường, hãy lập tức tìm đến sự hỗ trợ y tế để điều trị kịp thời.


Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với CARAS.E để được tư vấn và giải đáp nhé!

0 COMMENTS

100

100

SHARE:

Đoàn Hồng Dung

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành khám chữa bệnh về mắt, tôi tự tin khi nhận nhiệm vụ đảm bảo và kiểm tra trực tiếp quy trình sản xuất kính áp tròng của CARAS LENS nhằm đưa đến khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất theo đúng tiêu chuẩn USA. Các bài blog tôi chia sẻ ở website này nhằm phục vụ đến quý độc giả các thông tin kiến thức liên quan đến chăm sóc mắt, kính áp tròng, bệnh lý. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi....!!!

TIN TỨC