• Trang chủ
  • Blog
  • Những điều cần biết về cấu tạo mắt và cách bảo vệ mắt đúng cách

Những điều cần biết về cấu tạo mắt và cách bảo vệ mắt đúng cách

  Thursday June 3, 2021

cấu tạo của mắt

Mắt là cơ quan vô cùng quan trọng của con người. Mắt được cấu thành từ hoạt động của các bộ phận rất phức tạp, từ đó giúp con người có thể quan sát trong cuộc sống hàng ngày.

Dù mọi người đều coi trọng thị giác của mình (hơn tất cả các giác quan khác), nhưng có rất nhiều người chưa biết rõ về cấu tạo của mắt cũng như vai trò và cách hoạt động của mắt.

Có thể hiểu, cấu tạo của mắt bao gồm 2 phần: Đầu tiên là phần bên ngoài ta có thể thấy khi nhìn vào gương, phần còn lại là những phần bên trong mắt không thể nhìn thấy.

1. Vai trò của mắt

Mắt là cơ quan nhỏ bé nhưng thực hiện các chức quan rất quan trọng. Bao gồm 3 chức năng chính, đó là:

  • Quan sát: Mắt giúp ta nhận biết các sự việc, sự vật trong đời sống hàng ngày. Mắt có khả năng thu nhận các màu sắc, hình ảnh sau đó truyền thông tin để não bộ xử lý và lưu trữ.
  • Giao tiếp: Mắt cũng giúp con người liên hệ, trao đổi thông tin mà không cần dùng đến lời nói.
  • Cân bằng cảm xúc: Mắt còn là cơ quan giúp ta thể hiện các cảm xúc như vui, buồn, giận hờn, … nhờ đó mà cảm xúc của bạn được cân bằng.

2. Cấu tạo của mắt gồm những gì?

cấu tạo mắt
Mô tả các bộ phận trong cấu tạo mắt người

Cấu tạo của mắt người được cấu thành từ phần bên ngoài và bên trong.

2.1. Cấu tạo bên ngoài

Là phần cấu tạo ta có thể dễ dàng nhìn thấy được khi đứng trước gương như: lông mi, mi mắt, giác mạc, củng mạc, kết mạc, …

2.2. Cấu tạo bên trong

Là phần cấu tạo phức tạp và tinh vi, thực hiện các hoạt động chính của mắt như: Thủy tinh thể, võng mạc, nhãn cầu, …

Bạn có thể tham khảo chi tiết cấu tạo của mắt thông qua các bộ phận cơ bản bên dưới:

Cấu tạoBộ phậnĐặc điểmCông năng
Bên ngoàiHốc mắtLà hốc xương bao trọn nhãn cầuGiúp bảo vệ mắt
Màng nước mắtLà lớp nước ở mặt trước của mắtGiúp giữ cho nhãn cầu luôn ướt, cung cấp dinh dưỡng cho giác mạc
Tạo bề mặt nhẵn cho ánh sáng đến giác mạc, giúp mắt khỏi nhiễm trùng
Củng mạcLà lớp ngoài, có màu trắng của nhãn cầu
Có 6 cơ ngoại nhãn và thần kinh thị giác bám vào
Chiếm ⅘ không gian phía trước
Tạo hình dạng nhãn cầu
Bảo vệ các bộ phận trong nhãn cầu
Giác mạcLớp màng màu trong suốt, mỏng
Chiếm ⅕ không gian phía trước
Giúp hội tụ ánh sáng vào mắt, nhờ đó ánh sáng đi được vào nhãn cầu
Kết mạcLớp mỏng, trong suốt, bao phủ phần trước củng mạc (kết mạc nhãn cầu) và mặt trong mi mắt (kết mạc mi)Giúp bảo vệ mắt khỏi nhiễm trùng và tổn hại bởi dị vật
Mống mắtVòng sắc tố bao quanh đồng tửQuyết định màu mắt
Đồng tửLỗ tròn màu đen ở giữa mống mắtGiúp cân bằng lượng ánh sáng vào mắt
Tuyến lệ (lỗ lệ)Là lỗ nhỏ nằm gần bờ miGiúp nước mắt được dẫn ra khỏi mắt
Bên trongThể miVòng cơ nằm giữa mống mắt và hắc mạcGiúp mắt nhìn rõ vật ở gần
Tiết thủy dịch nhờ tế bào lập phương ở tua mi
Hắc mạcLớp màng mỏng giữ củng mạc và võng mạcGiúp nuôi nhãn cầu, biến lòng nhãn thành buồng tối để hình ảnh thể hiện rõ nét trên võng mạc
Thủy tinh thếLà lớp trong suốt nằm sau mống mắt và đồng tửLàm thay đổi tiêu điểm của mắt để mắt nhìn được vật ở khoảng cách khác nhau
Dịch kínhNằm sau thủy tinh thểGiúp tạo ra hình dáng nhãn cầu
Võng mạcMàng bên trong lòng màng bồ đào, được phủ bởi tế bào cảm thụ ánh ánhGiúp thu nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại
Hoàng điểm (điểm vàng)Là trung tâm của võng mạcTế bào thị giác nhạy cảm nhất thu nhận thông tin, ánh sáng rõ nét.

Ngoài ra, bên bên trong cấu tạo mắt còn rất nhiều bộ phận nhỏ khác hợp thành.

3. Cơ chế hoạt động của mắt

3.1. Mắt nhìn như thế nào?

Với cấu tạo của mắt những đôi mắt bình thường, mắt sẽ hoạt động theo trình tự:

  • Đầu tiên, ánh sáng phản chiếu từ vật thể chúng ta đang nhìn.
  • Sau đó, các tia sáng đi vào mắt qua giác mạc ở phía trước mắt.
  • Ánh sáng đi qua thủy dịch và đi vào đồng từ để đến thấu kính.
  • Thủy tinh thể có thể thay đổi độ dày để bẻ cong ánh sáng, ánh sáng này sẽ tập trung vào võng mạc ở phía sau mắt.
  • Trên đường đến võng mạc, ánh sáng đi qua thủy tinh thể (một chất lỏng đặc và trong). Thể thủy tinh lấp đầy nhãn cầu và giúp duy trì hình dạng tròn của nhãn cầu.
  • Tiếp theo, ánh sáng đi đến phía sau mắt, chạm vào võng mạc. Võng mạc chuyển ánh sáng thành các xung điện sau đó được thần kinh thị giác đưa đến não.
  • Cuối cùng, vỏ não thị giác (trung tâm) của não giải thích những xung động này như những gì chúng ta nhìn thấy

3.2. Chúng ta khóc như thế nào?

cấu trúc mắt
Mô tả chi tiết quá trình hoạt động của mắt khi chúng ta khóc

Lớp nước ở chính giữa mắt là nước mắt, là phần chất lỏng chảy ra từ tuyến lệ. Tuyến lệ ở ngay phía trên và phía ngoài của mỗi mắt.

Các tuyến lệ liên tục tạo ra một lượng nhỏ chất lỏng, chảy lên phần trên của mi mắt. Khi ta chớp mắt, mí mắt sẽ làm lan nước mắt ra phía trước mắt. Các tuyến nhỏ trong mí mắt tạo ra một lượng nhỏ chất lòng bao phủ lớp ngoài của màng nước mắt. Lớp này giúp giữ cho bề mặt nước mắt mịn và giảm sự bay hơi của nước mắt.

Các tế bào kết mạc ở phía trước mắt và phần bên trong của mí mắt cũng tạo ra một lượng nhỏ chất lòng như chất nhầy. Hoạt động này giúp nước mắt chảy đều trên bề mặt của mắt.

Sau đó, nước mắt chảy xuống các kênh nhỏ phía trong mắt tạo thành một túi nước mắt. Từ đây, chúng chảy xuống ống lệ vào mũi.

Sự hình thành nước mắt ở người diễn ra nhiều hơn nếu mắt bị kích thích. Nó cũng diễn ra để phản ứng lại cảm xúc. Lúc này, tuyến lệ sẽ tiết ra nhiều chất lỏng chảy ra trên mí mắt mà ta gọi đó là nước mắt.

4. Các bệnh về mắt thường gặp

Mắt thường xuyên phải điều tiết và tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên dễ mắc phải các bệnh như:

  • Nhược thị
  • Viêm bờ mi
  • Đục thủy tinh thể
  • Viêm kết mạc
  • Bệnh tăng nhãn áp
  • Nhiễm trùng mắt
  • Thoái hóa điểm vàng
  • Cận thị
  • Viễn thị
  • Xuất huyết dưới kết mạc
  • Viêm màng bồ đào
  • Viêm mống mắt, …

5. Cách chăm sóc và bảo vệ mắt

Mắt là bộ phận rất quan trọng đối với chúng ta. Mắt còn phải hoạt động thường xuyên và tiếp xúc nhiều với môi trường nên ta cần phải chăm sóc và bảo vệ mắt để mắt luôn khỏe.

Để mắt luôn khỏe chúng ta nên:

  • Bảo vệ mắt khỏi các yếu tố bên ngoài:
  • Không đưa tay dụi mắt vì tay chứa nhiều vi khuẩn, làm mắt dễ mắc các bệnh lý về mắt.
  • Hạn chế nhìn trực tiếp các ánh sáng chói như: đèn pha xe, đèn hàn, …
  • Dùng mắt kính chống tia UV khi đi ra ngoài, mắt kính chống ánh sáng xanh khi sử dụng điện thoại, máy vi tính…
  • Cho mắt nghỉ ngơi hợp lý:
    • Trước tiên, cần học tập và làm việc ở nơi có ánh sáng thích hợp, giữ mắt ở khoảng cách hợp lý từ 30 – 40 cm khi đọc sách, dùng máy tính…
    • Để mắt nghỉ ngơi sau khi làm việc liên tục. Luyện tập các bài tập cho mắt như nhìn xa – gần – lên – xuống, chớp mắt liên tục để mắt không bị khô…
  • Xây dựng chế độ ăn uống tốt cho mắt:
    • Sử dụng các loại rau có màu xanh đậm (rau bina, cải xoăn… ), các trái cây có màu vàng, cam (cà rốt, cam…), các loại gan động vật,…
    • Bổ sung các thực phẩm chức năng cho mắt như dầu cá, vitamin,…
  • Khám mắt định kỳ: kiểm tra mắt định kỳ từ 3-6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các bệnh lý về mắt nếu có để kịp thời điều trị.

Mắt là bộ phận tuy nhỏ bé nhưng lại vô cùng quan trọng đối với mỗi người, do đó ta cần hiểu rõ về cấu tạo của mắt và cách hoạt động của chúng. Đặc biệt cần phải chăm sóc mắt thường xuyên và đúng cách để có được đôi mắt luôn sáng khỏe bạn nhé!

0 COMMENTS

100

100

SHARE:

Đoàn Hồng Dung

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành khám chữa bệnh về mắt, tôi tự tin khi nhận nhiệm vụ đảm bảo và kiểm tra trực tiếp quy trình sản xuất kính áp tròng của CARAS LENS nhằm đưa đến khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất theo đúng tiêu chuẩn USA. Các bài blog tôi chia sẻ ở website này nhằm phục vụ đến quý độc giả các thông tin kiến thức liên quan đến chăm sóc mắt, kính áp tròng, bệnh lý. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi....!!!

TIN TỨC